Schema meaning là gì? Một số loại Schema phổ biến
Tiêu đề nội dung
Schema meaning là gì? Có phải đây sẽ là xu hướng tương lai của dịch vụ SEO onpage? Dù bạn tin hay không, đây vẫn là sự thật. Đây là một trong những dự án đầu tiên, thu hút được các ông lớn trong lĩnh vực tìm kiếm cùng bắt tay hợp tác bao gồm Google, Bing, Yahoo và Yandex. Họ ngày càng xem trọng vai trò của Schema đối với website đến tận hôm nay. Nhưng Schema là gì? Với phần lớn Newbie, đây hoàn toàn là một khái niệm xa lạ. Vậy hãy cùng SEMTEK tìm hiểu ngay.

Tìm hiểu Schema meaning là gì?
1. Schema là gì?
Schema là một khái niệm mới được đưa vào SQL Server từ phiên bản 2005, nó là một namespace dùng để gom nhóm các table có chung một đặc điểm nào đó đễ dễ dàng quản lý. Nếu bạn không sử dụng schema trong CSDL thì nó sẽ lấy schema mặc định là dbo.
Ví dụ trong lược đồ CSDL của bạn có hai loại table chính như sau:
- Các table về tin tức -> mình sẽ tạo schema tên là news gồm những table liên quan đến tin tức
- Các table hệ thống -> mình sẽ tạo schema tên là sys gồm những table liên quan đến hệ thống
Trong một database thì tên của schema meaning là duy nhất, luôn được chỉ định với cú pháp: server.database.schema.object.
Ưu điểm: Khi bạn phân nhóm các table lại thì sẽ rất dễ dàng quản lý, và bạn có thể phân quyền quản lý từng schema cho từng user khác nhau, đây chính là điểm mạnh của schema.

2. Tác động trong SEO của schema meaning
Việc bổ sung cấu trúc schema vào mã HTML, như đã nói, là cách đơn giản giúp công cụ tìm kiếm thu thập thông tin và giải thích nội dung trên trang một cách hiệu quả hơn. Tuy nhiên, điều quan trọng cần lưu ý là sử dụng schema (hay bất kì định dạng cấu trúc dữ liệu nào khác) không phải là một thủ thuật “hack” SEO hay công dụng thần thánh nào đó giúp bạn lên top trong vài ngày
John Mueller, trưởng bộ phân nghiên cứu xu hướng tiếp thị của Webmaster, cho rằng các công cụ tìm kiếm khổng lồ như Google hay Bing nên bổ sung yếu tố cấu trúc Schema vào danh sách các yếu tố xếp hạng tìm kiếm website. Nhưng không phải lúc này, đến hiện nay, Google vẫn khẳng định rằng việc sử dụng cấu trúc Schema không được sử dụng làm tín hiệu xếp hạng
Tuy nhiên, như đã đề cập ở phần trên, việc cải thiện code với cấu trúc Schema giúp website của bạn xuất hiện nổi bật hơn trong SERPs, đồng thời hiển thị chi tiết về nội dung trên page, làm tăng tỉ lệ nhấp vào website, traffic là một trong những yếu tố xếp hạng được ưu tiên hàng đầu của Google cũng như các công cụ tìm kiếm khác. Vì vậy, có thể khẳng định rằng Schema cũng tác động nhất định đến chiến dịch SEO.
3. Hướng dẫn kiểm tra Schema là gì?
Để biết được website có Schema Markup hay chưa và dữ liệu cấu trúc của bạn đang gặp phải những vấn đề gì, cách đơn giản nhất là sử dụng công cụ kiểm tra dữ liệu có cấu trúc của Google theo các bước sau:
Bước 1: Truy cập vào trang công cụ của Google. Sau đó, nhập link mà bạn muốn kiểm tra vào mục “Tìm nạp URL” và click “Chạy thử nghiệm”.
Bước 2: Chờ quá trình nạp và phân tích hoàn tất. Tiếp đó, hệ thống sẽ trả về thông tin các loại dữ liệu có cấu trúc trong URL của bạn. Các dữ liệu càng nhiều thì chứng tỏ site của bạn được cấu trúc tốt và công cụ tìm kiếm càng dễ hiểu được nội dung.
Ngoài ra, cần lưu ý mục “Lỗi” và “Cảnh báo” phía bên phải. Nếu xuất hiện lỗi hoặc cảnh báo, hãy click vào từng mục để tìm vấn đề và xử lý.
4. Nguyên tắc chung của Schema là gì?
Việc triển khai Schema mang lại cho bạn cơ hội có được các đoạn mã chi tiết để đưa nội dung trang web lên đầu SERP. Do đó, muốn xây dựng Schema có cấu trúc đúng thì bạn phải chú ý đến những nguyên tắc chung do Google đưa ra.
Sau đây là 2 nguyên tắc quan trọng nhất mà bạn cần lưu ý:
Nguyên tắc về kỹ thuật
Công cụ:
Bạn chỉ nên sử dụng hai công cụ tìm kiếm được Google cung cấp, bao gồm:
- google.com/structured-data/testing-tool.
- Công cụ kiểm tra đường dẫn URL trong tính năng Search Console.
Kiểm tra dữ liệu có cấu trúc của trang web bạn bằng công cụ của Google cung cấp
Định dạng:
Như chúng tôi đã giới thiệu ở trên, bạn chỉ nên sử dụng 3 định dạng phổ biến nhất đó là:
- JSON-LD
- Microdata
- RDFa
Truy cập:
Bạn không được ngăn chặn Googlebot truy cập đến trang có dữ liệu bằng robots.txt, noindex hay bất kỳ 1 cách nào khác.
Nguyên tắc về chất lượng nội dung
- Nội dung chính: Bạn phải mô tả chính xác, đầy đủ và cụ thể các nội dung, tuân theo nguyên tắc chung của Google. Bên cạnh đó, bạn không được đánh dấu nội dung không hiển thị cho người đọc hay các thông tin giả mạo và không liên quan.
- Mức độ liên quan : Bạn phải sử dụng những dữ liệu có cấu trúc để mô tả chính xác nội dung của trang web.
- Mức độ hoàn chỉnh của schema meaning: Các thông tin bắt buộc phải được điền đầy đủ và chính xác. Bạn cung cấp được càng nhiều thuộc tính được đề xuất thì website sẽ hiển thị tốt hơn cho người dùng.
- Vị trí đặt Schema: Bạn đặt dữ liệu có cấu trúc trên trang mà dữ liệu đó mô tả và đặt schema trên các trang trùng lặp nhau về nội dung.
- Tính cụ thể: Bạn cần sử dụng các loại thuộc tính và tên thuộc tính cụ thể nhất được xác định bởi schema.org. Ngoài ra, bạn cũng nên thực hiện những nguyên tắc do Google quy định trong thư viện tìm kiếm.
- Hình ảnh: Nếu bạn đánh dấu một hình ảnh trong cấu trúc trang thì những hình ảnh đó phải hiển thị trên giao diện của người dùng.
- Đánh dấu nhiều phần tử trên một trang: Google cho phép sử dụng đánh dấu dữ liệu có cấu trúc nhiều phần tử trên trang, chỉ cần dữ liệu đó có liên quan đến nội dung của trang.
Tác dụng của schema meaning
Chúng ta có thể xem xét công dụng của schema meaning qua 2 phương diện: đối với bộ máy tìm kiếm và đối với người dùng.
1. Bộ máy tìm kiếm
Hiện nay, trên thế giới có hơn 1.94 tỷ website đang hoạt động. Nếu người dùng có thể hiểu được nội dung của những website này thì với search engine lại không hề đơn giản như vậy. Có rất nhiều từ ngữ phức tạp mà công cụ tìm kiếm không thể giải thích được.
Ví dụ với chuỗi ký tự “Moonlight”, nó có thể đang đề cập đến ánh trăng hoặc tên một bộ phim. Tùy theo ngữ cảnh mà từ “Moonlight” sẽ mang một ý nghĩa khác. Điều này sẽ gây cản trở cho công cụ tìm kiếm khi phải hiển thị các kết quả liên quan cho người dùng.
Do đó, để search engine hiểu và phân loại thông tin chính xác hơn, ta cần sắp xếp, hướng dẫn nó theo các cú pháp sẵn có. Và Schema chính là nơi cung cấp những dữ liệu cụ thể để search engine hiểu được các website đang viết nội dung thuộc thể loại nào, chủ đề gì.
2. Người dùng
Schema sẽ giúp website của bạn trở nên thu hút và cung cấp nhiều thông tin hữu ích hơn. Ví dụ, khi người dùng muốn tham gia một sự kiện nào đó, Schema giúp hiển thị các website có thông tin liên quan đến địa điểm, ngày diễn ra sự kiện…, từ đó, làm tăng tỷ lệ truy cập website. Hiện nay, có nhiều loại Schema tương ứng với các cách hiển thị website khác nhau trong kết quả tìm kiếm.

3. Lợi ích của ứng dụng Schema.org vào website
Việc đánh dấu dữ liệu có cấu trúc trong website đem lại rất nhiều lợi ích khi SEO. Cụ thể như sau:
Công cụ tìm kiếm hiểu nội dung website của bạn dễ dàng hơn
Như trên tôi đã đề cập, Schema.org là sản phẩm kết hợp của 4 Search Engine lớn nhất hiện nay. Do đó, khi ứng dụng công cụ này, nghĩa là bạn giúp ông lớn này hiểu được tốt hơn nội dung từng trang web của bạn. Chúng hiểu chính xác hơn, nhanh hơn, thì sẽ đánh giá cao hơn. Và một cách gián tiếp, website của bạn có cơ hội được cải thiện thứ hạng tốt hơn khi ứng dụng chính xác Schema Markup.
Website nổi bật hơn trên trang kết quả tìm kiếm
Nội dung những trang web ứng dụng Schema có thể được Google hiển thị trên trang kết quả tìm kiếm. Trang web của bạn sẽ nổi bật và nhìn cuốn hút hơn với những trang chứa thông tin Schema kiểu Rich Snippets như: điểm đánh giá (với trang Product, Article), ngày đăng (Article), thời gian diễn ra sự kiện (Event)…
Kết hợp với yếu tố trên (thứ hạng cao hơn), và người dùng thấy hấp dẫn hơn, website sẽ được nhiều người nhấp chuột ghé thăm từ SERP. Nghĩa là bạn đã tăng được tỉ lệ nhấp chuột (CTR).
Lợi ích như vậy nên cũng dễ hiểu khi người làm SEO cần ứng dụng ngôn ngữ đánh dấu này vào website của mình.
Một số loại Schema phổ biến
Đôi khi rất khó để xác định được loại schema nào nên sử dụng trên website của mình, có rất nhiều loại schema khác nhau. Vì vậy, tôi sẽ liệt kê một số loại schema meaning thích hợp cho từng mục đích cụ thể. Các loại Schema được giới thiệu dưới đây có thể được áp dụng trên tất cả website khác nhau, bạn có thể nhúng trực tiếp vào mã HTML của website của mình.

1. Cấu trúc Schema tổ chức (Organization)
Việc cài đặt Schema Organization hỗ trợ tạo ra tín hiệu cho thấy tính phổ biến của thương hiệu, nâng cao khả năng tác động đến tính năng Knowledge Graph của Google như hình bên dưới, giúp website được hiển thị trong SERP với tên thương hiệu nổi bật, trước khi áp dụng Schema, bạn cũng có thể tìm hiểu thêm khái niệm Knowledge Graph là gì. Để dễ dàng kích hoạt Knowledge Graph, bạn cần đảm bảo bổ sung đầy đủ logo, link profile mạng xã hội và thông tin liên hệ của công ty.
2. Cấu trúc Schema hiển thị sơ đồ website
Schema hiển thị sơ đồ website cho phép hiển thị tính năng hộp tìm kiếm Sitelink đối với SERP cho truy vấn liên quan đến thương hiệu, giúp trang web của bạn có khả năng được hiển thị như hình dưới. Tất nhiên trên website của bạn cũng phải hỗ trợ tính năng này mới bật được hộp tìm kiếm trong kết quả hiển thị.
3. Breadcrumbs Markup
Cấu trúc Schema Breadcrumbs cho phép bạn đánh dấu đường dẫn trên trang web để hiển thị rich snippet dạng đường dẫn trong kết quả tìm kiếm như hình minh họa dưới đây
4. Cấu trúc Schema hiển thị sơ đồ điều hướng
Áp dụng cấu trúc này sẽ giúp người dùng nắm được một cách tổng quan về cấu trúc webiste, đồng thời cũng tác động tích cực đến các liên kết tự nhiên trên website
5. Cấu trúc schema meaning dành cho website thương mại điện tử
Bằng cách kết hợp schema sản phẩm và giá, bạn có thể làm thông tin sản phẩm xuất hiện trực tiếp trong SERP, bao gồm thông tin về giá và trạng thái. Lưu ý rằng việc đánh dấu ưu đãi là bắt buộc để giá xuất hiện trong kết quả tìm kiếm. Những thuộc tính bắt buộc bao gồm:
- Đối với Schema sản phẩm, chỉ yêu cầu thuộc tính Tên
- Đối với Schema Giá, thuộc tính Giá và đơn vị tiền tệ là bắt buộc
Hãy liên hệ, xem những bài học với công ty Semtek chúng tôi:
SEMTEK Co,.LTD
🏡 Địa chỉ: 2N Cư Xá Phú Lâm D, Phường 10, Quận 6, TP.HCM
📧 Email: info@semtek.com.vn
☎️ Hotline: (+84)098.300.9285
Tìm kiếm liên quan đến schema là gì
- relation schema là gì
- default schema là gì
- relational database schema là gì
- schema meaning
- database object là gì
- schema trong mongodb là gì
- dbo là gì
- schema oracle
Nội dung liên quan:
- Canonical là gì?
- Viết bài SEO là gì mà các doanh nghiệp ngày càng “đua nhau” thực hiện?
- Domain là gì? Những điều cần lưu ý khi Transfer Domain
- Organic search là gì? Những thông tin về Organic search bạn cần biết
- Bạn đã biết thực hành các bước xây dựng Authority site là gì chưa?