Server là gì? Server hay còn gọi là máy chủ là một hệ thống (phần mềm và phần cứng máy tính phù hợp) đáp ứng yêu cầu trên một mạng máy tính. Để cung cấp, hoặc hỗ trợ cung cấp một dịch vụ mạng. Các server có thể chạy trên một máy tính chuyên dụng, mà cũng thường được gọi là “máy chủ”, hoặc nhiều máy tính nối mạng có khả năng máy chủ lưu trữ. Trong nhiều trường hợp, một máy tính có thể cung cấp nhiều dịch vụ và dịch vụ chạy đa dạng.
Server là gì?
Server (máy chủ) là một máy có chức năng cung cấp thông tin hoặc lưu trữ thông tin do các máy khách (Client) gửi lên hoặc tải xuống thì được gọi là Server.
Đây chính là mô hình Client-Server.
Trong quá trình phát triển phần mềm, bạn thậm chí dùng 2 máy laptop A và B. Máy laptop A cài các phần mềm như web server, database server để cung cấp cho máy laptop B truy cập vào + sử dụng data. Lúc này máy laptop A sẽ là Máy chủ, máy laptop B sẽ là máy khách.
Trong thực tế, máy chủ hiện diện khắp mọi nơi và chính chúng ta đang sử dụng hàng ngày, kể cả những người không biết gì về IT, họ cũng đang sử dụng rất nhiều các dịch vụ do server cung cấp.
Ví dụ:
– Khi bạn dùng máy tính, hoặc phần mềm facebook messenger…vv thì có nghĩa bạn đang là máy khách. Còn máy chủ Facebook sẽ đóng vai trò cung cấp thông tin, cung cấp các dịch vụ cho bạn sử dụng.
– Khi bạn thực hiện một cuộc gọi đến số ĐT khác, lúc đó máy chủ của các công ty viễn thông như Viettel, Vinaphone, Mobifone sẽ thực hiện tìm kiếm và mở 1 kết nối để 2 người có thể liên lạc.
– Khi bạn xem tivi, dữ liệu cũng được lấy từ các máy chủ, đưa lên các trạm phát sóng để truyền tới tivi nhà bạn.
– Khi điều tra dân số (như 04.2019 đang thực hiện) thì hệ thống cơ sỡ dữ liệu quốc gia sẽ cung cấp cho các app trên điện thoại của điều tra viên dữ liệu của những người đang thường trú, tạm trú trong khu vực. Sau đó, các app này có được thông tin thực tế, app đó lại gửi dữ liệu lên máy chủ để lưu trữ.
– Khi bạn truy cập vào 1 địa chỉ website, thì bản chất cũng là lấy dữ liệu từ máy chủ server trả về.
… và rất rất nhiều các dịch vụ khác, chúng ta đang sử dụng hàng ngày.
Những dữ liệu do máy chủ server cung cấp hoặc được lưu trữ trên máy chủ server thông thường được gọi là dịch vụ: Dịch vụ cung cấp thông tin, dịch vụ lưu trữ thông tin.
Một máy chủ ngoài thực tế cung câp dữ liệu cho rất nhiều người dùng. Và thông thường máy chủ có cấu hình mạnh, có khả năng phục vụ nhiều người dùng cùng lúc.
Máy chủ cũng có thể là tập hợp 1 mạng lưới rất nhiều các máy chủ kết nối với nhau để phục vụ một số lượng rất lớn người dùng (Ví dụ như máy chủ server của facebook, máy chủ server của google).
Công dụng của server là gì?
Các máy chủ thường hoạt động trong một mô hình client-server, server (máy chủ) là các chương trình máy tính đang chạy để phục vụ yêu cầu của các chương trình khác, các client (khách hàng).
Các máy chủ thường cung cấp các dịch vụ thiết yếu qua mạng, hoặc là để người dùng cá nhân trong một tổ chức lớn hoặc cho người dùng nào thông qua Internet. Các máy chủ máy tính điển hình là máy chủ cơ sở dữ liệu (database server), máy chủ tập tin (file server), máy chủ mail (mail server), máy chủ in (print server), máy chủ web (web server), máy chủ game (game server), máy chủ ứng dụng (application server), hoặc một số loại khác của máy chủ.
-
Lưu trữ dữ liệu: Server được sử dụng để lưu trữ dữ liệu và tài nguyên của các tổ chức và doanh nghiệp. Nó cung cấp cho người dùng khả năng lưu trữ, truy cập và quản lý các tài nguyên này.
-
Quản lý mạng: Server được sử dụng để quản lý mạng, cung cấp các dịch vụ như email, web, file, và các ứng dụng khác. Nó cũng cung cấp tính năng bảo mật và quản lý người dùng.
-
Chia sẻ tài nguyên: Server cho phép chia sẻ tài nguyên giữa các thiết bị trong mạng như máy tính, máy in, ổ cứng, v.v. Điều này giúp tối ưu hóa tài nguyên và tiết kiệm chi phí.
-
Dịch vụ web: Server cung cấp các dịch vụ web như trang web, dịch vụ webmail, các ứng dụng trên nền web và các dịch vụ liên quan đến web khác. Nó cũng cung cấp khả năng đáp ứng nhanh với lượng truy cập lớn từ các người dùng.
-
Ứng dụng doanh nghiệp: Server được sử dụng để triển khai các ứng dụng doanh nghiệp như hệ thống quản lý khách hàng (CRM), hệ thống ERP (Enterprise Resource Planning), hệ thống quản lý kho, v.v. Điều này giúp tối ưu hóa quản lý và nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
Ví dụ: trong một văn phòng có 10 máy tính, nếu mỗi máy tính độc lập muốn in ấn một cái gì đấy thì mỗi máy đó phải tự kết nối đến máy in hay phải cài driver cho 10 máy, chưa kể còn phải rút ra rút vào dây cáp kết nối giữa máy in và máy tính nhiều lần. Nhưng sử dụng server thì chúng ta không cần phải làm thế, chỉ cần kết nối máy in với máy chủ rồi nối mạng tất cả các máy còn lại với máy chủ là các máy cá nhân kia không cần phải in độc lập nữa.

Có những máy chủ server nào? Phân Loại như thế nào?
Cơ sở để phân loại các loại máy chủ là dựa theo phương pháp chế tạo ra máy chủ, ta có 3 loại máy chủ thường gặp sau:
– Máy chủ riêng (Dedicated): là máy chủ chạy trên phần cứng và các thiết bị hỗ trợ riêng biệt gồm: HDD, CPU, RAM, Card mạng,… hay còn gọi với cái tên khác là Máy chủ vật lý. Việc nâng cấp hoặc thay đổi cấu hình của máy chủ riêng đòi hỏi phải thay đổi phần cứng của máy chủ, việc này cần những người có kiến thức chuyên sâu về phần cứng và máy chủ mới có thể đảm bảo được những linh kiện tạo ra máy chủ.
– Máy chủ ảo (Virtual Private Server – VPS): là loại máy chủ được tách từ máy chủ vật lý kể trên ra bằng phương pháp sử dụng công nghệ ảo hóa. Từ một máy chủ riêng, có thể tách được thành nhiều máy chủ ảo khác nhau có chức năng như máy chủ vật lý và chia sẻ tài nguyên trên máy chủ vật lý gốc.
– Máy chủ đám mây (Cloud Server): là máy chủ được kết hợp từ nhiều máy chủ vật lý gốc khác nhau cùng với hệ thống lưu trữ SAN và máy chủ đám mây được xây dựng trên nền tảng công nghệ điện toán đám mây.
-
File Server: File Server là một loại Server được sử dụng để lưu trữ và quản lý các tập tin và thư mục được chia sẻ trên mạng. Nó cho phép người dùng truy cập và chia sẻ tệp và thư mục giữa các thiết bị trên mạng.
-
Mail Server: Mail Server là một loại Server được sử dụng để quản lý và cung cấp dịch vụ email cho các người dùng. Nó cho phép người dùng gửi và nhận email từ các địa chỉ email khác nhau.
-
Web Server: Web Server là một loại Server được sử dụng để cung cấp các dịch vụ web như trang web, ứng dụng web, v.v. Nó cung cấp khả năng đáp ứng nhanh với lượng truy cập lớn từ các người dùng.
-
Database Server: Database Server là một loại Server được sử dụng để quản lý và lưu trữ các cơ sở dữ liệu của tổ chức hoặc doanh nghiệp. Nó cho phép người dùng truy cập và quản lý dữ liệu từ các ứng dụng khác nhau.
-
Application Server: Application Server là một loại Server được sử dụng để triển khai các ứng dụng doanh nghiệp như hệ thống quản lý khách hàng (CRM), hệ thống ERP (Enterprise Resource Planning), hệ thống quản lý kho, v.v.
Vai trò của server là gì?
Vai trò chính của Server là lưu trữ,cung cấp và xử lý dữ liệu rồi chuyển đến các máy trạm liên tục 24/7 cho người dùng hay một tổ chức qua mạng LAN hoặc internet. Máy chủ được thiết kế để có thể chạy liên tục trong thời gian dài và chỉ tắt đi khi có sự cố gì đó cần bảo trì.
Đối với doanh nghiệp thì máy chủ là bộ phận quan trọng nhất trong việc lưu trữ thông tin, quản lý và vận hành những phần mềm của doanh nghiệp. Doanh nghiệp chỉ cần tối ưu phần cứng cho hệ thống Server mà không cần thiết phải đầu tư nhiều vào các máy trạm cá nhân khác.

Server được hình thành và phát triển như thế nào?
Công nghệ máy chủ hoàn toàn không mới. Thậm chí, những khái niệm đầu tiên về server đã có mặt trong cuộc sống chúng ta từ lâu. Mãi đến sau này, khi internet xuất hiện, công nghệ server mới được chú ý và trở thành cloud server.
Server hình thành khi nào?
Ít ai biết, thuật ngữ “Server” bắt nguồn từ thuật toán có tên “Quere” và quen thuộc hơn là “Black-box”. Thuật toán vận hành theo nguyên tắc khi có dữ liệu đầu vào nó sẽ thông qua xử lí (Black-box). Kết quả sau đó được suất ra thành phẩm trả lại cho người dùng.
Có rất nhiều người quan niệm rằng, server đóng vai trò trung gian giữa hai đầu dữ liệu. Nhưng điều đó chưa hoàn toàn chính xác. Dữ liệu qua server đều được xử lý phù hợp với yêu cầu client chứ không đơn thuần là truyền.
Các giai đoạn phát triển của server là gì?
Trên thế giới hiện nay có rất nhiều hình thức server khác nhau. Không chỉ Server máy tính mà còn server của mạng viễn thông, truyền hình, mạng giao thông. Từ “Server” chỉ bắt đầu “khai sinh” từ những năm 1960s tại Mỹ với sự ra đời của “LARC”. “LARC” là siêu máy tính đầu tiên được sáng tạo với sứ mệnh phục vụ cho Hải Quân Mỹ.
Siêu máy tính IBM 7030 Stretch ra đời không lâu sau đó và là Sever phổ biến nhất bấy giờ. Điều này góp phần mở đường cho công nghiệp siêu máy tính phát triển và bùng nổ như hiện nay.

Có những loại server nào trên thị trường hiện nay?
Những loại server phổ biến nhất trên thị trường hiện nay là:
Dedicated Server là gì?
Là một trong những dịch vụ cung cấp máy chủ dùng riêng nổi tiếng nhất hiện nay. Các đơn vị cung cấp sẽ tư vấn cho khách hàng chọn máy chủ có cấu hình phù hợp nhất. Những máy chủ dùng riêng này sẽ hoạt động độc lập. Khách hàng đặt riêng dành cho các website lớn (các máy chủ khác thường sẽ share với các website khác).
Theo đó, họ sẽ quản trị từ xa và cài đặt các phần mềm, ứng dụng. Tùy theo yêu cầu khách hàng với lượng tài nguyên không hạn chế. Điểm mạnh lớn nhất của mô hình này là sự bảo mật. Chỉ có website của bạn mới có thể sử dụng được nguồn tài nguyên từ server. Tất nhiên, đi kèm với những tiện ích đó, hình thức server này có chi phí tương đối cao.
Virtual Private Server là gì?
Là dịch vụ máy chủ dùng chung với các website khác, gọi tắt là VPS. Máy chủ ảo được tạo ra bằng cách chia một server vật lý thành nhiều server “con”. Mỗi server này có tính năng như server “cha” và chạy dưới dạng chia sẻ tài nguyên từ máy “cha”.
Server VPS được tạo ra từ công nghệ ảo hóa, một VPS có thể chứa được hàng trăm hosting khác. Máy chủ VPS đặc biệt tối ưu cho việc xây dựng hệ thống Mail Server, Web Server hoặc Backup/Storage Server. Một ưu điểm lớn khác có thể kể đến của nó là chi phí rẻ và tính linh động cao.
Server và sức ảnh hưởng đến kinh doanh và đời sống?
Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng biết đến Google. Bạn tự hỏi,Google có triệu lượt truy cập một giây nhưng xuất kết quả vô cùng nhanh chóng? Bí mật nằm ở máy chủ của nó. Nếu máy chủ của Google hoạt động không tốt, nó không thể giữ chân được khách hàng của mình.

Nên mua hay thuê server ? Điều kiện tất yếu của server là gì?
Vấn đề này tùy thuộc vào lĩnh vực mà bạn đang kinh doanh. Nếu bạn chỉ đang kinh doanh nhỏ lẻ hoặc khác ngành, bạn chỉ nên thuê server. Bởi vì khoản đầu tư vào việc mua server, những trang thiết bị cần thiết hoặc quản lí server cũng không phải đơn giản. Mua Server chỉ phù hợp trừ phi bạn có ý định cho thuê lại chúng. Đảm bảo rằng bạn có khả năng quản lý chúng hiệu quả và mang lại lợi nhuận cho bạn. Thay vào đó, bạn nên tham khảo qua hình thức thuê cloud server để tiết kiệm chi phí mà website vẫn được vận hành tốt nhất.
Trong kinh doanh cũng thế, các công ty đều phát triển quy mô kinh doanh của mình lên internet. Website là nơi làm việc trực tiếp với khách hàng. Mỗi website đều lưu trữ trên một server host nhất định. Sever này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc trả về những truy vấn của khách hàng. Với việc tăng cường sức mạnh server, website chắc chắn sẽ cải thiện và thu hút nhiều khách hàng hơn.
Server là điều kiện tất yếu với cách mạng Internet nói riêng và mọi lĩnh vực khác nói chung. Khi tài nguyên bị phân tán khắp nơi thì máy chủ sẽ đảm nhận công việc “gom” và “trữ” chúng. Tất cả để đảm bảo mục tiêu cuối cùng là phục vụ người sử dụng.
Chỉ nên chọn những nhà cung cấp server đáng tin cậy, server giá rẻ, với dịch vụ tốt để vận hành server của bạn. Giá thành mua hoặc thuê server cũng dao động theo hình thức máy chủ mà bạn mong muốn.
Liên hệ với SEMTEK để tháo nút thắt cho website của bạn bằng giải pháp về Marketing!
SEMTEK Co,.LTD
🏡 Địa chỉ: 2N Cư Xá Phú Lâm D, Phường 10, Quận 6, TP.HCM
📧 Email: info@semtek.com.vn
☎️ Hotline: (+84)098.300.9285
Các tìm kiếm liên quan:
- web server là gì
- local server là gì
- code server là gì
- windows server là gì
- server trong game là gì
- server là gì từ điển
- lỗi server là gì
- quản trị server là gì
Nội dung liên quan: